Cách làm 10 loại sữa thực vật để bán hút khách nhất

Để có thể có được một quầy sữa thực vật hút  khách thì bạn cần đa dạng hóa các loại sữa để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng, bên cạnh đó thì một cách làm ngon sẽ giúp đồ uống trở nên thơm ngon và dễ uống hơn. Hãy lưu bài chia sẻ này của noinauphodien.net để lại cho mình những bí kíp làm sau đây ngay nhé!

sữa đậu nành

Cách làm 10 loại sữa thực vật để bán thơm ngon nhất

1.Công thức làm sữa gạo lứt

Nguyên liệu

100g gạo lứt, 350 ml sữa tươi không đường,  100g đường phèn1 lít nước lọc.

Cách làm 

Gạo lứt mua về không vo, nhặt sạch những tạp chất sau đó đem rang với lửa nhỏ cho thơm. Cho 300ml nước lên bếp đun sôi, sau đó cho gạo lứt vào nấu chín mềm. Chú ý nên nấu với lửa nhỏ. Đem gạo lứt đã nấu chín cho vào máy xay và xay nhuyễn. 

Lược qua rây hoặc tấm vải sạch và ép cho thật mạnh tay để ra hết chất bột trong gạo. Cho 700ml nước còn lại vào nồi, cho sữa tươi và đường phèn vào đun sôi. Sau đó cho phần nước gạo lứt đã lược lọc vào chung. Canh lửa nhỏ thêm khoảng 5¬10 phút là được. Để sữa nguội, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, có thể sử dụng 3¬4 ngày.

sữa gạo lứt

2. Công thức sữa đậu nành lá dứa

Nguyên liệu

500g đậu nành (loại đã đãi sẵn vỏ), 1 nắm lá dứa, nước lọc, đường, một nhúm muối. 

Cách làm

Đầu tiên, bạn đổ đậu ra mâm to, nhặt hết các hạt hỏng đi. Cho đậu vào nồi, đổ nước ngập cao hơn mặt đậu khoảng 4¬5cm. Khuấy nhẹ để làm sạch đậu, sau đó đổ nước đầu đi rồi lại cho tiếp một lần nước nữa vào. Ngâm đậu trong khoảng 6 tiếng, cho đến khi hạt đậu nở ra. Chúng ta sẽ cần đãi sạch vỏ đậu và để đậu ráo nước nhé! 

Với lá dứa, bạn rửa sạch rồi cắt thành từng khúc nhỏ. Cho đậu và lá dứa vào cối xay sinh tố rồi đổ nước vào đến 2/3 cối. Xay nhuyễn hỗn hợp, sau khi xay xong, bạn đổ hỗn hợp qua rây lọc để chắt lấy phần nước. Bạn có thể dùng rây, nhưng để làm cho nhanh và hiệu quả, bạn nên dùng 1 chiếc khăn sữa tiệt trùng lớn làm rây, sau đó dùng tay bóp cho phần nước ra hết. 

Tráng cối xay qua nước cho sạch. Giữ lại phần cái, cho lại vào cối xay rồi thêm nước đến 2/3 cối rồi tiếp tục xay nhuyễn. Sau đó, bạn tiếp tục chắt lấy nước ra như bước 7 nhé! Cuối cùng, ta đun hỗn hợp sữa đã chắt ra ở lửa vừa cho chín. Bạn chú ý canh để sữa không bị trào ra ngoài nhé! Khi sữa đã nóng và bắt đầu đóng váng trên bề mặt, bạn cho một chút xíu muối vào, thêm đường tuỳ khẩu vị rồi khuấy cho đường tan hết là uống được.

sữa đậu nành lá dứa

3. Công thức làm sữa hạt hạnh nhân

Nguyên liệu

100g hạt hạnh nhân, 700ml nước đường 

Cách làm 

Cho hạnh nhân vào nồi, đổ nước sắp sắp, đặt lên bếp, đun tới khi sôi thì tắt bếp. Để ngâm hạnh nhân trong thời gian có thể từ 8 tiếng hoặc cũng có thể là 1 ngày để cho hạt hạnh nhân có thể nở ra. Sau khi ngâm, vớt hạt hạnh nhân ra và lọc bỏ lớp màng mỏng bao bọc hạt hạnh nhân màu nâu đỏ để được những hạt hạnh nhân trắng nõn. 

Cho hạt hạnh nhân vào máy xay cùng với 700ml sau đó xay nhuyễn. Đổ nước hạnh nhân đã xay vào tấm vải lọc để lọc hết bã hạnh nhân, chỉ còn lại nước. Cho nước hạnh nhân vào nồi, thêm lượng đường phù hợp cho vừa vị và đun sôi.  

Sau khi sôi thì tắt bếp. Để sữa hạnh nhân nguội là có thể uống. Hoặc cho vào tủ lạnh uống sẽ ngon hơn. ¬ Sữa hạnh nhân có thể uống vào sau các bữa ăn hoặc lúc khát đều được. Sữa thực vật từ hạnh nhân giúp kiềm chế các cơn thèm ăn của người giảm cân, béo phì, giúp họ thực hiện kế hoạch giảm cân hiệu quả hơn. 

sữa hạt hạnh nhân

4. Công thức làm sữa đậu nành 

Nguyên liệu

Đậu nành: 200g, nước: khoảng 1 lít

Cách làm

Để không tốn thời gian bạn chỉ cần tranh thủ khoảng vài phút buổi tối ngâm đậu rồi và để qua đêm, sáng hôm sau đã có một nồi đậu nở to, đều. Bạn cho đậu vào máy xay nhuyễn với nước: 100g đậu/ 400ml nước.

Sau khi xay, bạn dùng tấm vải để lọc cặn. Lọc nhiều lần để được sữa ngon nhất nhé! Cuối cùng, bạn chỉ cần đun sôi sữa đậu và thế là bạn đã có ly sữa thực vật làm từ đậu thơm ngon rồi đấy.

sữa đậu nành

5. Công thức làm sữa hạt điều

Nguyên liệu

3 chén (710 ml) nước, 1/2 chén (70g) hạt điều

Cách làm

Cho các hạt điều và nước vào máy xay sinh tố. Xay hỗn hợp trên đến khi nào không còn nghe tiếng hạt điều nữa thì dừng ( khoảng 1 – 2 phút)

Rót sữa ra ly, sữa thực vật làm từ hạt điều này có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 1 – 2 ngày. Trong khoảng thời gian đó nếu bạn thấy hạt điều lắng xuống thì nhớ xay lại chút rồi dùng. 

sữa hạt điều

6. Công thức làm sữa dừa

Nguyên liệu

2 dừa già (khi chọn dừa bạn phải chọn quả dừa khá nặng và bạn có thể nghe thấy tiếng nước sóng sánh bên trong), 4 chén nước ấm.

Cách làm

Bước đầu tiên là lấy nước dừa. Bạn có thể tiết kiệm nước để uống nhưng nước dừa già nước thường hơi chua. Bỏ vỏ cứng của dừa, gọt vỏ nâu. Cách tốt nhất để làm điều này là với một cái nạo bếp bình thường như đã thấy ở trên bên phải. Sau khi bóc tất cả các làn da nâu bạn rửa sạch thịt trong nước. 

Đặt dừa vào máy xay sinh tố tốc độ cao với 4 chén nước ấm. Chạy máy xay sinh tố cho một vài phút, dần dần tăng tốc độ cho đến khi nó đạt đến thiết lập cao nhất. Bạn sẽ biết khi nó đã hoàn thành bởi vì nó sẽ là màu trắng sữa và thực sự dày gần giống như sinh tố. Chắt sữa qua vải vào một bát lớn hoặc ly đo, siết chặt tất cả các sữa ra với bàn tay của bạn cho đến khi bột trong cảm thấy khô và xốp.

sữa dừa

7. Công thức làm sữa gạo

Nguyên liệu

15gr gạo nếp, 15gr gạo tẻ, 500ml sữa tươi nguyên chất, 500ml nước nóng, đường ( tùy ý )

Cách làm

Vo qua gạo để gạo sạch bụi, cho gạo vào chảo rang ở lửa thật nhỏ. Sẽ mất khoảng 10′ cho công đoạn này. Chú ý đừng làm gạo cháy, sữa sẽ bị xỉn màu đấy. Khi gạo được rang xong, bạn sẽ thấy một số hạt gạo nở bung ra như vậy là được. Nếu không thích sữa gạo có màu trắng và muốn sữa có hương cháy gần giống cafe thì bạn rang gạo vàng. 

Giờ thì hòa sữa tươi vào với nước nóng, tiếp đến là đổ gạo rang vào, ngâm gạo trong sữa như vậy khoảng 10′ sau đó, đặt nồi sữa lên bếp, đun ở lửa thật nhỏ trong khoảng 10′ nữa đến khi sữa gần sôi thì tắt bếp. Lọc bỏ gạo, cuối cùng chỉ cần hòa đường vào sữa và để sữa nguội là xong. Sữa thực vật làm từ gạo sẽ ngon hơn khi được ướp lạnh.

sữa gạo

8. Công thức làm sữa ngô

Nguyên liệu

2 đến 4 bắp ngô, 500 ml 1 lít sữa tươi, 30¬40 g đường (điều chỉnh đường theo độ ngọt của gia đình bạn). 

Cách làm 

Bắp ngô lột bỏ vỏ, dùng dao tách phần hạt để riêng, giữ lại phần râu ngô. Rửa qua nước lạnh và để ráo. Cho phần hạt ngô vào máy xay và xay nhuyễn.

Đặt nồi lên bếp đun phần ngô xay nhuyễn, đổ thêm vào 500 ml sữa. Bạn muốn sữa có vị ngọt thanh thì cho thêm phần râu ngô vào nồi, khuấy đều tay để không bị khét, khi sữa sôi thêm đường theo khẩu vị. Sữa sôi tắt bếp, dùng rây lọc lấy phần sữa và bỏ đi phần bã. Sau cùng rót sữa thực vật làm từ ngô vào chai, uống nóng hoặc để nguội cất vào tủ lạnh uống dần.
sữa ngô

9. Công thức làm sữa đậu phộng

Nguyên liệu

200 g đậu phộng (lạc khô), 100 g gạo. 600 ml sữa, 500 ml nước.

Cách làm

Đậu phộng rửa sạch, để ráo. Đun 1 nồi nước sôi cho đậu phộng vào trụng sơ khoảng 1 phút thì vớt ra. Đãi sạch vỏ, gạo vo sạch.Trộn gạo với đậu phộng, tiếp đến đổ sữa tươi vào, cho từng ít một vào máy xay và xay nhuyễn.

Dùng khăn vải màn sạch lọc bỏ bã. Tiếp đó hòa nước cốt với 500 ml nước và đun sôi (khi đun sữa, bạn nên đun to lửa sau đó hạ bớt lửa đun thêm khoảng 2¬3 phút là được. Khi đun nên hớt bọt và dùng muôi đặt giữa nồi để sữa sôi không bị trào). Đợi sữa thực vật từ đậu phộng nguội rót vào bình và cốc thưởng thức. Nếu thích ngọt và mát thì bạn cho một ít đường, vài viên đá nhé.

sữa lạc

10. Công thức làm sữa bí ngô

Nguyên liệu

Bí ngô: 1 quả nhỏ, khoảng 3¬4 lạng, nước lọc: 800ml, sữa tươi có đường: 800ml, sữa đặc: nửa lon, nước cốt dừa: 100m

Cách làm

Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hột, thái lát, cho vào nồi đun đến khi bí mềm. Cho bí ra máy xay sinh tố, xay nhuyễn luôn lúc bí đang nóng, xay xong thì các bạn sẽ bị quá khích vì mùi bí thơm lừng và quá hấp dẫn. 

Đổ sữa đặc, nước cốt dừa vào sữa tươi, khuấy đều rồi trộn lẫn bí đỏ sẽ thành sữa bí siêu ngon! Bạn nào sợ sữa đặc sẽ tăng cân thì bỏ công đoạn này, uống nhạt một chút cũng ngon lắm, vì vì ngọt có sẵn trong bí và sữa tươi cũng ngon rồi. Hoặc các bạn thay sữa bằng đường, nhưng làm sữa này có sữa đặc sẽ ngon hơn nhiều nhé!

sữa bí ngô

Với 10 cách làm sữa thực vật trên đây, chúc bạn đọc có được những thông tin hữu cho cửa hàng mình

Xem thêm: Làm cách nào để sản xuất sữa số lượng lớn sữa thực vật khi bán

——————————————————————————————————

THAM KHẢO DÂY CHUYỀN NẤU PHỞ VIỄN ĐÔNG TIẾT KIỆM – AN TOÀN

Thông thường một dây chuyền nấu phở đầy đủ bạn cần 3 chiếc nồi: nồi hầm xương, nồi nấu nước dùng và nồi trụng bánh phở. Ba chiếc nồi này có cấu tạo khá giống nhau chỉ khác biệt về mặt thể tích nồi, vì vậy tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể đặt với kích thước phù hợp để tránh lãng phí.

Dây chuyền nấu phở đầy đủ sản xuất bởi Viễn Đông

Cả ba chiếc nồi nấu phở do Viễn Đông sản xuất đều được làm từ chất liệu inox 304 bền đẹp, có khả năng chống han gỉ tốt và chịu được các lực có tải trọng lớn mà ít bị bóp méo. 

Nồi hầm xương: thường là nồi có dung tích lớn nhất, nồi được trang bị thêm một giá để xương giúp cho xương không bị rơi ra bên ngoài gây bén cháy thanh nhiệt.

Nồi hầm xương Viễn Đông sản xuất

Nồi nấu nước lèo: có dung tích bằng khoảng 75 – 80% nồi hầm xương. Với nồi này bạn chỉ cần xả nước xương vừa hầm xong với nước tỉ lệ 1:2 hoặc 1:3 và bật điện cho nồi sôi là đã có một nồi nước lèo ngon như ý.

Nồi nấu nước lèo Viễn Đông sản xuất

Nồi nhúng bánh phở: đây là nồi có dung tích nhỏ nhất, thường chỉ ở khoảng 25L. Nồi có thể dùng để trụng bánh phở, nhúng thịt bò, rau…Tuy nhiên đối với những quán bún phở có quy mô vừa và nhỏ bạn có thể mua một ống trụng tròn gắn kèm vào nồi nấu nước lèo thay vì mua cả chiếc nồi trụng để tiếp kiện chi phí hơn.

Nồi nhúng bánh phở Viễn Đông

Nếu bạn có nhu cầu mua bộ nồi nấu phở trên hãy liên hệ ngay theo số Hotline của Viễn Đông để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết hơn nhé. 

>>>Nồi nấu bún bằng điện tại Đà Nẵng

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2019 Nồi nấu phở điện. Thiết kế Website bởi VietMoz.